Theo số liệu của Bộ Công thương, ước tính các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xử lý đến 3 triệu đơn hàng mỗi ngày. Người tiêu dùng đã bắt đầu chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm online với mức chi trả trung bình là 186 USD/năm, tương đương 4,3 triệu đồng (Theo Sách Trắng TMĐT Việt Nam).
Tổng quan về hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên các trang thương mại điện tử là xu hướng kinh doanh phổ biến được không chỉ các shop bán lẻ mà cả các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để nâng cao số lượng đơn hàng, doanh thu bán hàng của mình. Bán hàng trên các trang thương mại điện tử sở hữu nhiều ưu điểm và có khả năng hỗ trợ người bán, người mua tốt hơn nhiều so với các phương thức bán hàng truyền thống mà chúng ta thường thấy.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều kênh thương mại điện tử nổi bật với nhiều chính sách và ưu đãi đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực tập trung với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, đơn cử có thể kể đến như Lazada, Tiki, Shopee, Adayroi… Có thể nói, thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây và có thể tiếp tục duy trì thế mạnh của mình trong nhiều năm tới nữa.
Điểm chung của việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử này là đều có hình thức đăng tải sản phẩm, quản lý cửa hàng riêng cho từng shop/doanh nghiệp, và các hoạt động bán hàng của bạn đều phải tuân thủ các quy định, điều lệ mà các kênh này đưa ra. Dù bạn có ý định lựa chọn trang thương mại điện tử nào để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn cũng nên trang bị cho mình các kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết để tiến hành bán hàng một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Vai trò của sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hàng ngàn shop bán hàng, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đa dạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua các sản phẩm.
Đối với các đơn vị chủ hàng, người bán, họ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng mà chính xác (tiếp xúc với đúng đối tượng cần mua sản phẩm).
Trên phương diện người dùng, khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm, họ hoàn toàn nhận được rất nhiều lợi ích từ các sàn thương mại điện tử này như giá cả hợp lí (rẻ hơn thị trường ngoài), ship hàng nhanh, uy tín, có thể đổi trả hàng theo chính sách… và đặc biệt là có thể tìm thấy các sản phẩm mình cần dễ dàng, tiện lợi.
Xem thêm:>>> Bí quyết bán hàng trên Sendo từ A-Z dành cho người mới bắt đầu
Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?
Shopee, Tiki, Lazada là 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam (Theo: iPrice)
3.1 Bán hàng trên Lazada
Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba. Lazada có mạng lưới phát triển rộng khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Bán hàng trên Lazada có ưu điểm như sau:
- Một trong các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Theo số liệu công bố của Lazada vào năm 2014, sàn TMĐT này đang chiếm 36,1% thị phần.
- Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí. Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
- Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
- Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.
- Dễ dàng đồng bộ dữ liệu để bán hàng đa kênh.
Tuy nhiên, bán hàng trên Lazada cũng gây nhiều trở ngại như:
- Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao.
- Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo ảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng.
- Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.
- Chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các qui định khắt khe với người bán hàng.
Xem thêm:>>> Những điều nên và không nên khi bán hàng trên Lazada
3.2 Bán hàng trên Shopee
Gia nhập thị trường thị trường nửa cuối năm 2016, tính đến nay được gần 2 năm hoạt động. Tuy nhiên, Shopee đang là một trong những sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Tính đến tháng 3/2018, Shopee có hơn 800.000 nhà bán hàng, một con số khá ấn tượng.
Khi bán hàng trên Shopee, bạn có thể tận dụng các ưu điểm sau:
- Tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn trên Shopee
- Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng
- Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản
- Bán hàng trên Shopee hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng.
- Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 – 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành.
- Có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng.
- Chính sách đổi trả dễ dàng và bảo vệ người bán.
- Tương tác giữa khách hàng với người bán nhờ tính năng chat trực tiếp hay bình luận.
Tuy vậy, bán hàng qua Shopee cũng có nhiều nhược điểm sau:
- Mức độ cạnh tranh rất cao do có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee.
- Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng.
- Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt lâu và thường xuyên kiểm duyệt lại với các sản phẩm cũ.
- Điều kiện trợ phí vận chuyển khá cao, giá trị đơn hàng từ 200.000/shop rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp.
Xem thêm: >>> Trở thành 'thánh nghìn đơn' trên Shopee 'dễ như ăn kẹo' với 10 bí quyết sau
3.3 Bán hàng trên Tiki
Tiki cũng thuộc Top 5 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam theo dữ liệu của SimilarWeb và thống kê của iPrice Insights. Trong năm 2018, Tiki nhận được khoản đầu tư lớn từ VNG và tập đoàn cộng nghệ JD.com. Vì vậy, sàn TMĐT này đã mạnh tay hơn trong các chương trình thu hút người dùng và hỗ trợ người bán. Tính đến quý IV/2018, Tiki vươn lên vị trí thứ 2 trong bản đồ thương mại điện tử Việt Nam sau nhiều chiến dịch marketing thành công.
Người bán hàng trên Tiki sẽ có những lợi thế sau:
- Chính sách bán hàng khắt khe: Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác.
- Tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng thấp dưới 1% (Theo công bố của Tiki)
- Chiết khấu cho mặt hàng sách khá cao, có thể tới 30%- 35%
- Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua
- Chính sách giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua sắm cho khách hàng
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp
Cũng như Shopee và Lazada, bán hàng trên Tiki cũng có nhiều khó khăn sau:
- Khó mở gian hàng trên Tiki, yêu cầu cho người bán là doanh nghiệp và phải có giấy phép đăng ký kinh doanh
- Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng
- Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 4-10 ngày làm việc với các đơn hàng tiêu chuẩn), tăng tỉ lệ rớt đơn hàng
- Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng
Xem thêm: >>> 10 bí quyết 'buộc phải nhớ' nếu muốn kinh doanh thành công trên Tiki
Những lưu ý khi bán hàng đa kênh trong các sàn thương mại điện tử
4.1 Đừng cầu toàn
Lời khuyên dành cho những ai đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi sử dụng một kênh bán hàng mới là đừng chờ đợi mọi thứ rõ ràng mới bắt đầu, bởi vì lúc ấy bạn đã chậm chân do có rất nhiều người đã nhận ra điều đó. Sẽ không có cơ hội tốt hơn cho bạn nếu bạn cầu toàn và chờ mọi thứ hoàn thiện sẵn sàng.
Một trong những triết lý kinh doanh của tỷ phú Jack Ma là “chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự”, chứ đợi đến khi rõ ràng, cơ hội sẽ hẹp đi rất nhiều. Nokia là một ví dụ điển hình, việc chú tâm đi theo hướng của riêng mình mà không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại cảm ứng thông minh khiến tên tuổi thương hiệu một thời lừng lẫy trong làng di động này đã bị thay thế trên thị trường.
4.2 Xuất phát nhanh, tinh chỉnh liên tục
Bán hàng thông qua nhiều kênh cần bắt đầu kịp thời, nhanh nhạy khi thấy cơ hội, đồng thời trong quá trình ứng dụng cũng phải điều chỉnh cho hợp lý bởi internet hay thương mại điện tử (TMĐT) luôn đổi mới, cập nhật liên tục. Hai hành động này phải đi đôi với nhau, xuất phát nhanh không có nghĩa là hấp tấp, vội vàng mà theo sau đó phải là quá trình tìm hiểu, điều chỉnh cho phù hợp và sau cùng cần đánh giá đúng hiệu quả của từng kênh bởi không phải kênh nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay doanh nghiệp (DN) của bạn.
4.3 Chớ ôm đồm
Hiện tại, một DN, cửa hàng có 6 kênh bán hàng được đánh giá mang lại hiệu quả, gồm: POS (cửa hàng truyền thống), website, mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác).
Không nhất thiết phải làm tốt tất cả các kênh này, điều cần thiết và “dễ ăn” hơn là làm tốt 1 – 2 kênh chủ đạo, sau đó phát triển dần các kênh khác. Các chủ cửa hàng cần chọn lọc và hiểu rõ rằng tham lam, ôm đồm chỉ khiến quá trình kinh doanh trở nên rối ren và khó tập trung nguồn lực để tận dụng tối đa hiệu quả của các kênh bán hàng mà thôi.
Cần nhớ rằng mỗi sàn thương mại điện tử đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, hãy chọn kênh phù hợp!
4.4 Xử lý đơn hàng tập trung
Đây là quy trình quan trọng cần được tối giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành kinh doanh. DN đã hướng tới xu thế bán hàng thông qua nhiều kênh nhưng chưa thực sự gọi là bán hàng đa kênh. Mỗi kênh sử dụng nền tảng riêng, hệ thống quản lý riêng nên cần quy trình và nhân sự phụ trách riêng.
Với nguồn lực hạn chế, làm một kênh còn chưa tốt thì làm nhiều kênh chắc chắn hỏng. Chính vì vậy, DN cần một hệ thống tích hợp tất cả các kênh bán hàng về một nền tảng thống nhất, quản lý tập trung. Nơi đó, DN chỉ cần thực hiện một quy trình duy nhất nhưng lại có thể bán hàng trên nhiều kênh. Đó là cách tiết kiệm nhân lực cũng như nguồn lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.
Đây cũng là lý do và động lực dành cho các đơn vị cung cấp website để tạo ra một nền tảng mà ở đó tất cả các kênh bán hàng sẽ được tích hợp và quản lý tập trung một cách nhanh chóng nhất có thể, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho người kinh doanh.
Khi đó, các chủ cửa hàng có thể bán hàng trên các kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Sendo, Lazada…, và các đơn hàng hay liên hệ của khách hàng từ các kênh này sẽ được tự động tích hợp và cập nhật về một khu quản trị chung để chủ cửa hàng dễ dàng quản lý, xử lý đơn hàng và kết nối vận chuyển.
4.5 Hãy để người chuyên nghiệp lo
Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm “tăng tốc” cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì DN cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.
Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu DN “trưng cầu” về công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả năng làm tốt hơn cho DN so với việc DN “tự cung tự cấp” và phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các DN nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng DN nên để người chuyên nghiệp lo.
Mỗi sàn thương mại điện tử có những ưu nhược điểm riêng. Do vậy nhà bán hàng cân nhắc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki dựa trên sản phẩm, nhân lực, nguồn vốn của cửa hàng.
Và cuối cùng, để bán hàng online đạt hiệu quả cao nhất, hãy dùng phần mềm bán hàng Salekit! Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Hiện tại, Facebook đang gặp rất nhiều những vấn đề về bảo mật thông tin người dùng. Vậy làm cách nào để xóa địa điểm check in trên Facebook? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.