Cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z

Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề. Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

lập kế hoạch kinh doanh

Điều đáng mừng là việc lập kế hoạch kinh doanh không khó như chúng ta nghĩ. Để phát triển một kế hoạch kinh doanh bền vững, bạn cần phải nắm rõ về ngành mà bạn tham gia. Tiếp theo, cần xác định liệu bạn sẽ áp dụng kế hoạch đó như thế nào và đối tượng mà bạn nhắm đến là ai. Cuối cùng, bạn nên soạn thảo một kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, hoàn chỉnh và toàn diện. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh dưới đây.

Tại sao lại cần phải lập kế hoạch trước khi kinh doanh?

Thực tế cho thấy, kinh doanh chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản và tất nhiên, chẳng ai khi bắt đầu một ý tưởng kinh doanh mới đã vội vàng "lao" ra thị trường mà không nghiên cứu kỹ càng dù quy mô doanh nghiệp của bạn ở mức độ nào đi nữa. Đó là lý do mà những bản kế hoạch kinh doanh ra đời, không chỉ giúp bạn có thể vạch ra hướng đi rõ ràng mà còn là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như dự trù kinh phí và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

xây dựng kế hoạch kinh doanh

Lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh:

- Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.

- Định hướng hoạt động.

- Giúp thu hút vốn đầu tư.

- Giúp doanh nghiệp quyết định nên tiếp tục hay dừng bước.

- Nâng cao xác suất thành công.

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn có thể đưa hoạt động kinh doanh của mình đi đúng hướng đồng thời xác định được các yếu tố quan trọng như mức độ khả thi, giảm thiểu rủi ro, giám sát được các hoạt động kinh doanh cũng như đưa ra được nhiều ý tưởng độc đáo. Chính vì vậy, xây dựng kế hoạch kinh doanh được xem như một nền móng giúp bạn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh vững mạnh và mang lại lợi nhuận cao nhất.

Đọc thêm: Môi trường kinh doanh là gì? Tác động đến doanh nghiệp như thế nào?

Cách lập kế hoạch kinh doanh - 9 bước đột phá đưa bạn đến thành công

1. Xác định tầm nhìn dài hạn

xây dựng kế hoạch kinh doanh

Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

Hãy lên ý tưởng kinh doanh, đây chính là việc đầu tiên mà bạn phải làm nếu có dự định khởi nghiệp. Hãy đảm bảo rằng ý tưởng kinh doanh của bạn là độc đáo, sáng tạo, mới mẻ để có được tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, đảm bảo rằng quy mô thị trường mà bạn hướng đến đủ rộng để bạn có thể phát triển lâu dài tại đó.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng

lên kế hoạch kinh doanh

Đây chính là mục tiêu tổng thể, là cái đích mà bản kế hoạch kinh doanh đang hướng đến. Hãy vạch ra mục tiêu thật rõ ràng và những kết quả kinh doanh cần đạt được để trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ đạt được gì về mặt thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc? Làm thế nào để bạn có thể đo lường được mức độ thành công ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, nhân công... và bạn sẽ mất 1 năm, 2 năm hay 5 năm để có thể đo lường được mức độ thành công.

Khi đưa ra mục tiêu của một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có tính thực tế và có thời hạn cụ thể.

Ví dụ về mục tiêu của donah nghiệp như sau:

Mục tiêu ngắn hạn:

- Gia tăng doanh số bán hàng lên 18-20 tỷ trong năm tiếp theo.

- Tăng mức độ lợi nhuận lên 6%.

- Mở thêm 1 chi nhánh tại Hà Nội vào năm 2020.

Mục tiêu dài hạn:

- Đến năm 20xx đạt mức doanh thu 50 tỷ.

- Gia tăng thị phần tiêu thụ lên 20% vào năm 20xx.

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

các bước lập kế hoạch kinh doanh

Chắc chắn đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để có thể thành công đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai...

Việc đánh giá các thương hiệu cùng ngành, lĩnh vực là yếu tố cần thiết để bạn có thể đo lường được thị trường tương lai cũng như dự đoán về ý tưởng kinh doanh của mình. Xác định rõ sự thành công của các thương hiệu này, khách hàng mục tiêu là những đối tượng nào và nhu cầu của thị trường đối với lĩnh vực này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

4. Phân tích thế mạnh và điểm yếu

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó. Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.

5. Lên kế hoạch Marketing

cách lập kế hoạch kinh doanh

Với thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc bạn tạo ra sự khác biệt và thành công đưa nó đến với khách hàng không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà một kế hoạch Marketing chất lượng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh và phát triển.

Câu hỏi làm thế nào để khách hàng quan tâm và chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được giải đáp trong phần kế hoạch marketing, bao gồm các nội dung: mục tiêu marketing, chiến lược marketing, phương thức phân phối sản phẩm/dịch vụ, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chính sách giá bán sản phẩm, các chương trình quảng cáo và khuyến mãi (nếu có) mà doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩm của mình.

6. Lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp xác định và cân đối các nguồn lực để đảm bảo hoạt động đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời dự báo các kết quả tài chính khi thực hiện kế hoạch. Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ.

Bạn cần phải dự đoán được dòng tiền sẽ như thế nào trong các năm đầu, khi nào sẽ có thể cân bằng thu chi, khi nào có thể hoàn vốn hay sự luân chuyển của nguồn vốn sẽ như thế nào dựa trên số liệu nghiên cứu từ thị trường. Nói một cách dễ hiểu, bạn cần phải đảm bảo rằng mình có khả năng chi trả cho các khoản chi phí như nhập hàng, mặt bằng, nhà cung cấp khi đang đợi các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Nếu không cân nhắc kỹ yếu tố này nó có thể khiến bạn nhanh chóng "ngã qụy" khi mới bắt đầu vào guồng quay của thị trường.

7. Kế hoạch vận hành và quản lý con người

kế hoạch kinh doanh

Hãy xác định xem doanh nghiệp của bạn vận hành theo phong cách, văn hóa doanh nghiệp nào, nó có phù hợp với lĩnh vực mà bạn kinh doanh hay không. Đồng thời tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp như: Nhân sự, thiết bị, máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Ngoài ra bạn cũng phải có cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

8. Kế hoạch thực hiện

Khi đã lên kế hoach kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên. Đưa ra những việc cần ưu tiên và hạn định thời gian để bạn thực hiện công việc đó, điều này sẽ giúp bạn có thể đo lường và theo dõi mức độ hoàn thành công việc, đồng thời linh động cho các công việc phát sinh cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thường xuyên rà soát, bổ sung các kế hoạch cần thiết và đặc biệt là đặt mục tiêu cũng như đánh giá kết quả của các mục tiêu mà bạn đã đề ra đó.

9. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chỉ là bước đầu

Một khi bạn đã hoàn thiện bản kế hoạch, hãy gửi nó cho các nhà đầu tư tiềm năng, những người cuối cùng có thể cam kết cấp vốn. Khi nhận được những cam kết của họ, bạn sẽ phải thương lượng về các điều khoản và sau đó, cuối cùng, mở cửa doanh nghiệp, đó là lúc có thể dừng lý thuyết để bắt đầu thực hành.

Tóm lại, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân. Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác. 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể tự tin thực hiện các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh với các dự án kinh doanh của công ty hay một kế hoạch kinh doanh online mà bạn muốn đầu tư. Nếu bạn đang sở hữu một ý tưởng kinh doanh độc đáo thì đừng ngần ngại mà hãy tạo ngay một bản kế hoạch kinh doanh cho chính mình nhé.

Theo Salekit

Bài viết liên quan

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Biết cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bạn biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình để đưa ra những hướng phát triển hiệu quả nhất.

Bí quyết bán hàng Online chốt trăm đơn một ngày

Năm 2020, đã đến lúc bạn thay đổi bản thân cũng như chiến dịch kinh doanh của mình trong việc kinh doanh, buôn bán hàng online. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Các bước lập kế hoạch chi tiết kinh doanh mỹ phẩm dành cho chủ shop

Kinh doanh mỹ phẩm đang là nghề hot dành cho ai muốn khởi nghiệp. Vậy làm thế nào để kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả. Đọc hết những bí kíp được chia sẻ dưới đây nhé!

Những việc cần làm khi bắt đầu kinh doanh đồ ăn vặt online

Kinh doanh đồ ăn vặt online là một thị trường rộng mở và dễ dàng sinh lời nếu bạn biết áp dụng và vạch ra kế hoạch hiệu quả. Cùng tìm hiểu những bước đầu tiến hành kinh doanh đồ ăn vặt online nhé!

Muốn mở tiệm may nhỏ cần những gì?

May mặc luôn là một ngành không bao giờ lỗi thời, chính vì điều đó mà trong những năm gần đây, đã có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp mở tiệm may nhỏ cho riêng mình.

Bài viết xem nhiều

Có thể bạn không biết cách xóa biểu tượng cảm xúc trên messenger nhanh nhất 2020

Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.

Làm cách nào để xóa địa điểm check in trên Facebook?

Hiện tại, Facebook đang gặp rất nhiều những vấn đề về bảo mật thông tin người dùng. Vậy làm cách nào để xóa địa điểm check in trên Facebook? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Top 10 những mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay

Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.

Kinh doanh nước ép hoa quả kiếm bộn tiền nhờ bí quyết sau

Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.

Ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt cho học sinh 'dễ bán sinh lời khủng'

Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.