Báo cáo kết quả kinh doanh là sự đánh giá chính xác nhất về tình hình kinh doanh của doanh một doanh nghiệp. Thông qua báo cáo, bạn sẽ biết được tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh không quá khó, chỉ cần bạn nắm vững những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây là hoàn toàn có thể biết được cách làm nhé.
Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh là một loại báo cáo tài chính tổng hợp dùng để tổng quát tình hình cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ hoạt động cụ thể. Đây là một trong số các loại báo cáo, bảng biểu xuất hiện trong báo cáo tài chính. Nội dung báo cáo kinh doanh có 3 phần chính sau đây:
- Doanh thu, chi phí hợp đồng kinh doanh trong kỳ
Doanh thu sẽ bao gồm: doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; doanh thu tài chính và các khoản giảm trừ trong kỳ. Chi phí sẽ bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng trong kỳ.
- Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sẽ gồm các loại như: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức. Nghĩa vụ thuế sẽ gồm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ và thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phải nộp trong kỳ.
- Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong 1 kỳ cho ta thấy hoạt động nào đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường hoạt động chính phải đóng góp lớn nhất. Khi so sánh với các kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng hoạt động. Thông thường hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng là tốt.
Hướng dẫn cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, để có thể nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn cần nắm vững được những thông tin chi tiết được thể hiện qua hình ảnh dưới đây:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp.
Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02): phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần (Mã số 10): phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo
Giá vốn hàng bán (Mã số 11): phản ánh tổng giá vốn hàng bán của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận gộp (Mã số 20): phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ
Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, ví dụ tiền lãi ngân hàng, tiền lãi đầu tư chứng khoán,....
Chi phí tài chính (Mã số 22): phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Chi phí lãi vay (Mã số 23): phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Chi phí bán hàng (Mã số 25): phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Mã số 26): phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Thu nhập khác (Mã số 31): phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ báo cáo
Chi phí khác (Mã số 32): phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo
Lợi nhuận khác ( Mã số 40): phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50): phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52): phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60): phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70): phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
Tổng kết
Nhìn vào kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty chúng ta có thể thấy được các khoản chi phí mà doanh nghiệp mình cần bỏ ra để có thể duy trì và đem lại nguồn lợi nhuận. Nếu các khoản mục này tăng lên thì có thể đánh giá doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí chưa tốt, hoặc công ty đang đầu tư quá mức cho các chi phí bán hàng, khuyến mại... Đồng thời, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại ra sao cũng như trong tương lai thế nào.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ có cho mình được những thông tin hữu ích để phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phần mềm bán hàng Salekit chúc bạn thành công.
Bài viết liên quan
Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ.
Năm 2020, đã đến lúc bạn thay đổi bản thân cũng như chiến dịch kinh doanh của mình trong việc kinh doanh, buôn bán hàng online. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Kinh doanh mỹ phẩm đang là nghề hot dành cho ai muốn khởi nghiệp. Vậy làm thế nào để kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả. Đọc hết những bí kíp được chia sẻ dưới đây nhé!
Kinh doanh đồ ăn vặt online là một thị trường rộng mở và dễ dàng sinh lời nếu bạn biết áp dụng và vạch ra kế hoạch hiệu quả. Cùng tìm hiểu những bước đầu tiến hành kinh doanh đồ ăn vặt online nhé!
May mặc luôn là một ngành không bao giờ lỗi thời, chính vì điều đó mà trong những năm gần đây, đã có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp mở tiệm may nhỏ cho riêng mình.
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Hiện tại, Facebook đang gặp rất nhiều những vấn đề về bảo mật thông tin người dùng. Vậy làm cách nào để xóa địa điểm check in trên Facebook? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.