Trong vòng 2 năm qua thương mại điện tử (TMĐT) đang là ngành có sức bật rất lớn tại Việt Nam. Thêm vào đó, công cụ đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của ngành hàng này là Social Media, được cho là có tác động hơn cả đến cả người mua lẫn người bán.
4/5 người dùng sẽ tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trực tuyến. 74% trong số này sẽ tìm kiếm nhận xét từ mạng xã hội trước khi quyết định mua hàng. Đây đủ để chứng minh rằng mạng xã hội có một tầm quan trọng cực lớn đến cả 1 ngành đang phát triển cực thịnh tại Việt Nam, và Đông Nam Á.
Bài viết dưới đây SaleKit sẽ phân tích sự khác nhau khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Từ đó giúp các nhà bán lẻ hiểu và lựa chọn được kênh bán hàng phù hơp với quy mô cửa hàng.
Bức tranh toàn cảnh về kinh doanh trực tuyến
Bán hàng online phát triển mạnh mẽ trong giới văn phòng, hội bà mẹ bỉm sữa và thu hút cả doanh nghiệp. Không cầu kỳ, tốn kém thuê mặt bằng, bạn chỉ cần bỏ ra vài phút là có thể sở hữu một gian hàng trực tuyến để kinh doanh. Lướt một vòng trên Facebook hay Shopee rất nhiều sản phẩm được bày bán như quần áo, giày dép, bỉm sữa, mỹ phẩm… Người tiêu dùng không khó để sở hữu một sản phẩm yêu thích.
Những gian hàng ảo này được đầu tư khá kỹ càng trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm bằng những hình ảnh bắt mắt cùng với những dòng chào mời đầy hấp dẫn. Khách hàng dựa trên hình ảnh, thông tin sản phẩm có thể lựa chọn sản phẩm thông qua vài click chuột.
So sánh với hình thức mở cửa hàng tại điểm thì mô hình bán hàng qua mạng có quy mô, vốn đầu tư nhỏ nhưng hoạt động khá hiệu quả. Đặc biệt, kinh doanh trên sàn thương mại điên tử hay mạng xã hội chưa bị tác động bởi các chính sách thuế (nếu là cá nhân, kinh doanh nhỏ lẻ).
Lý do nào khiến mạng xã hội ảnh hưởng đến các doanh nghiệp TMĐT?
Cá nhân hóa trải nghiệm, nâng cao khả năng tiếp thị và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương mại điện tử là những nội dung đã thu hút sự chú ý của hơn 1.000 người tham dự tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo các tham luận tại sự kiện, các hình thức tiếp cận, tương tác và giao tiếp với khách hàng đã có nhiều thay đổi so với trước đây.
Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT tại thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng trong khu vực, với mức tăng duy trì ở ngưỡng 30%. Theo dự báo của những chuyên gia trong ngành thì Việt Nam dự báo đạt 13 tỷ USD vào năm 2020.
Điểm đặc biệt tại Việt Nam khá khác so với nhiều thị trường nước bạn chính là mạng xã hội đóng một vai trò nổi bật, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn ngành. Thoạt nhìn qua có thể thấy, rất nhiều đơn vị cung ứng sản phẩm trên các nền tảng E-commerce tận dụng tối đa những tiềm năng của mạng xã hội trong các chiến lược kinh doanh của mình. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá bán hàng qua mạng đạt kết quả khá cao lên tới 45%, cao hơn cả so với bán hàng qua Website (32%) và Mobile (22%).
Các chuyên gia cho biết rằng, người dùng ngày càng chú trọng tới trải nghiệm mua hàng của người dùng hơn các yếu tố Marketing khác. Thêm vào đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng tập trung sử dụng mạng xã hội để phát triển dịch vụ về CSKH. Thậm chí, việc giao kết hợp đồng trực tuyến có thể thực hiện trên chính Facebook, Zalo hay một ứng dụng nhắn tin OTT bất kỳ.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
3.1 Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến kết nối người mua và nhà kinh doanh (C2C hoặc B2C) mang đến những lợi ích cho cả đôi bên. Thông qua sàn thương mại điện tử, người bán hàng có thể đăng tải, tiếp thị và tối ưu sản phẩm để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt, có thể áp dụng các chương trình marketing gợi ý từ sàn thương mại điện tử để đẩy sản phẩm. Không cần phải là một marketer chuyên nghiệp hay là người am hiểu về thương mại điện tử nhà bán lẻ có thể đưa sản phẩm của mình đến với hàng triệu khách hàng.
3.2 Tại sao nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?
– Việc mở gian hàng hoàn toàn miễn phí: Nhà bán lẻ có thể mở gian hàng online mà không mất bất kỳ một khoản chi phí nào. Đối với cá nhân thì chỉ cần giấy tờ như chứng minh thư/thẻ căn cước công dân/tài khoản ngân hàng. Đối với doanh nghiệp thì cần giấy phép đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
– Đa dạng ngành hàng: Sàn thương mại điện tử giống như một siêu thị online. Người bán hàng có thể giới thiệu hầu hết các sản phẩm được phép kinh doanh trên thị trường như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng…
– Đội ngũ suppport nhiệt tình: Tất cả các sàn thương mại điện tử lớn đều có một đội ngũ luôn sẵn sàng hỗ trợ người bán hàng. Từ khâu đăng ký, đăng tải sản phẩm đến những thắc mắc trong quá trình vận chuyển, xử lý sự cố phát sinh…
– Kết nối cộng đồng hỗ trợ kinh doanh: Một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada có cộng kết nối những người bán hàng. Họ chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
– Được các chương trình marketing hỗ trợ: Các sàn thương mại điều có chương trình khuyến mãi hàng tuần, hàng tháng hỗ trợ người bán đẩy nhanh doanh số, tăng sức mạnh thương hiệu.
3.3 Một số sàn thương mại điện tử phổ biến nhất
Lazada – sàn thương mại điện tử hơn 100 triệu lượt truy cập hàng tháng, 27 triệu người theo dõi. Đăng ký bán hàng trên Lazada mở ra cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng và đạt doanh thủ “khủng”. Các dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất trên Lazada là thời trang, mỹ phẩm và phụ kiện công nghệ.
>>>Xem thêm: Những điều nên và không nên khi bán hàng trên Lazada
Shopee – hoạt động chủ yếu trên nền tảng di động. Sàn thương mại điện tử này thường xuyên tổ chức những chương trình hỗ trợ shop và người tiêu dùng để kích thích mua bán.
>>>Xem thêm: Trở thành 'thánh nghìn đơn' bán hàng trên Shopee 'dễ như ăn kẹo' với 10 bí quyết sau
Sendo – thuộc tập đoàn FPT với hơn 10 triệu khách hàng, giao hàng trên 64 tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 1000 ngành hàng.
>>>Xem thêm: Bí quyết bán hàng trên Sendo từ A-Z dành cho người mới bắt đầu
Tiki - Tiki thuộc top 2 sàn thương mại điện tử dẫn đầu Việt Nam, với 33,7 triệu lượt truy cập/tháng. Đây là 1 sàn cực kỳ tiềm năng với những sản phẩm đảm bảo chất lượng
>>>Xem thêm: 10 bí quyết 'buộc phải nhớ' nếu muốn bán hàng trên Tiki
3.4 Những hạn chế khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Không phủ nhận việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn giúp cửa hàng tiếp cận với một lượng khách hàng “khủng”. Nhưng để có được vị thế mạnh đối với các sản phẩm cạnh tranh thì còn dựa vào nhiều yếu tố như giá, dịch vụ… Cạnh tranh giá trên sàn thương mại điện tử là một cuộc chiến rất ác liệt.
Việc mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử là miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các dịch vụ hỗ trợ người bán thì sẽ phải trả phí. Một số sàn thương mại điện tử như Shopee hiện áp dụng thu 1% phí/1 đơn hàng thành công từ người bán.
3.5 Làm thế nào để bán hàng sàn thương mại điện tử hiệu quả?
Mỗi sàn thương mại lại có những quy tắc riêng, SaleKit tổng hợp một số yếu tổ tác động đến hiệu quả kinh doanh gian hàng của bạn như:
– Sản phẩm giá cạnh tranh, thông tin sản phẩm rõ ràng và độc đáo. Sản phẩm nên có ảnh thực tế chụp thật. Tránh trường hợp “treo đầu dê, bán thịt chó” sẽ làm mất uy tín của cửa hàng.
– Tuân thủ các quy định về bán hàng trên từng sàn thương mại để tránh bị khóa tài khoản hoặc xóa sản phẩm.
– Phản hồi nhanh nhất có thể các thắc mắc của khách hàng.
– Liên hệ với khách hàng trước khi giao đơn giúp bạn giảm thiểu tối đa những đơn hàng bị bom.
Kinh doanh trên mạng xã hội
4.1 Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội phát triển không chỉ là công cụ đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội mà còn làm việc, trao đổi mua bán. Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) dành khoảng ít nhất 3 tiếng để truy cập mạng xã hội. Hầu hết mọi người từng ít nhất 1 lần mua sắm qua Facebook, Zalo… Mặt hàng thời trang (quần áo và phụ kiện) là sản phẩm được mua sắm nhiều nhất ở các trang mạng xã hội.
4.2 Các kênh bán hàng phổ biến
Facebook là kênh bán hàng online được nhiều nhà kinh doanh bán lẻ lựa chọn bởi chi phí mở gian hàng bằng 0. Đối với những cá nhân mới bắt đầu kinh doanh, vốn ít, quy mô nhỏ thì bán hàng trên trang cá nhân là sự lựa chọn hoàn hảo. Nếu mong muốn xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn thì nên tạo page bán hàng riêng. Hoặc seading trong các hội nhóm liên quan.
Zalo – đã cán mốc hơn 100 triệu người dùng, một con số đáng để nhà kinh doanh chinh phục. Rất nhiều chủ shop thời trang, mỹ phẩm… đã thu được lợi nhuận khi triển khai bán hàng trên kênh online này.
Instagram – mạng xã hội chuyên chia sẻ hình ảnh cũng là kênh mua sắm thú vị. Người dùng có cơ hội được trải nghiệm trực quan sản phẩm họ yêu thích. Hoặc “tình cờ” bắt gặp những sản phẩm mới từ đó phát sinh nhu cầu và mua sắm.
4.3 Những hạn chế khi kinh doanh trên mạng xã hội
Nếu bán hàng trên Facebook cá nhân thì bạn không phải tốn bất cứ khoản quảng cáo nào. Tuy nhiên, nếu bán hàng trên page hoặc hội nhóm thì bạn cần “bơm” tiền vào để tăng tương tác. Facebook ngày càng khó khăn với những thuật toán hạn chế việc kinh doanh nên chi phí đổ vào quảng cáo lớn mà hiệu quả không cao.
Bán hàng trên mạng xã hội đòi hỏi sự đầu tư về nội dung cũng đòi hỏi sự đầu tư content (hình ảnh – text – video) để thu hút người dùng.
Thách thức chung trên cả hai kênh
Tâm lý người mua sắm Việt Nam còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm. Một phần do thông tin sản phẩm trên các kênh bán hàng còn đơn điệu, thiếu chi tiết cũng như thiếu các công cụ hỗ trợ khách hàng. Hơn 50% người tiêu dùng còn chuộng hàng ngoại. Đặc biệt thói quen mua sắm đặc trưng vẫn là được “sờ” trực tiếp sản phẩm, nên khách thường chỉ “dạo chơi” trên mạng. Hoặc vẫn đặt hàng trên shop online nhưng muốn đến tận cửa hàng để “thấy – sờ – thử” sản phẩm. Đây cũng là bất lợi cho những thương hiệu chỉ có gian hàng online. Hiện nay, hầu hết các trang bán hàng trực tuyến đều áp dụng hình thức giao hàng trả tiền (COD).
Với sức mạnh của các trang xã hội hiện nay, bạn nên kết hợp linh hoạt như chia sẻ sản phẩm từ sàn thương mại điện tử lên Facebook, Zalo để thu hút thêm khách hàng.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một xu hướng mới làm cho kinh doanh online sôi động hơn. Việc lựa chọn kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội phù thuộc vào rất nhiều yếu tố: quy mô cửa hàng, sản phẩm, nhân lực, vốn… Hy vọng những phân tích trên của SaleKit giúp nhà bán lẻ có thêm nhiều sự lựa chọn hình thức kinh doanh để tăng doanh số. Đừng quên chia sẻ cho mọi người biết nhé!
Bài viết liên quan
Không ít nhân viên tiếp thị và bán hàng phải thừa nhận rằng việc thuyết phục khách hàng từ chối mua hàng là chuyện vô cùng khó khăn.
Với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các vấn đề cần khắc phục khác nhau, hãy vận dụng tốt các điểm mạnh và cải thiện các điểm yếu, nó sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bán hàng online hiệu quả
Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc 7 công cụ chatbot hiệu quả nhất hiện nay giúp bạn tối ưu việc chăm sóc khách hàng và bán hàng hiệu quả.
Với những ưu thế và hiệu quả mà Zalo mang lại cho người kinh doanh trực tuyến, Zalo hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích không hề thua kém Facebook, Instagram hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội khác.
Nếu như bán hàng trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram... đã có quá nhiều người dùng thì tại sao bạn không chuyển qua Zalo? Một kênh bán hàng hiệu quả mới, phù hợp với xu hướng mobile commerce.
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Hiện tại, Facebook đang gặp rất nhiều những vấn đề về bảo mật thông tin người dùng. Vậy làm cách nào để xóa địa điểm check in trên Facebook? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.